Discussion Settings | Hướng dẫn thiết lập thảo luận trong WordPress. Phần này chúng ta sẽ cấu hình và thiết lập tất cả tính năng bình luận (comment) trên website WordPress của bạn. Dù sau này bạn làm Website cho Blog cá nhân, website bán hàng, công ty hay dịch vụ … Chức năng bình luận là không thể thiếu để tương tác với người dùng.
Bài viết này Lại Văn Đức Blog thực hiện hướng dẫn cho các bạn mới học về WordPress. Bài viết này nằm trong serie hướng dẫn Cài Đặt WordPress cơ bản.
Discussion Settings là gì ?
Discussion Settings là phần cấu hình Bình Luận trên website WordPress. Khi bạn thực hiện cấu hình phần này, hệ thống bình luận bên ngoài website của bạn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Để truy cập vào phần cấu hình thiết lập, bạn hãy tìm đến Settings > Discussion như hình bên dưới. Blog Lại Văn Đức sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn dễ hiểu nhất ở phần cấu hình này.
Hướng dẫn cấu hình Discussion Settings WordPress
Ngay khi mở phần cấu hình ra, có thể bạn sẽ thấy ngộp vì quá nhiều phần. Từ những bài hướng dẫn đầu tiên trong General Settings chúng ta chưa có phần nào nhiều như vậy.
Chúng ta sẽ chia ra làm 7 phần nhỏ để dễ dàng thực hiện. Điều này cũng sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm bắt hơn qua từng cấu hình tùy chỉnh.
1. Default post settings
Phần đầu tiên trong Discussion Settings chúng ta sẽ cài đặt mặc định cho bài viết. Ở đây có 3 tùy chọn và được hiểu như sau.
- Nếu như trong bài viết của bạn có chèn link của một Website nào đó. Website của bạn sẽ gửi thông báo đến website đó và hiển thị trong bình luận của bài viết bạn gắn link.
- Nếu ai đó chèn link bài viết của bạn vào bài viết của họ. Dưới bình luận trong bài viết của bạn sẽ có link về website đó.
- Phần này bạn sẽ cấu hình có cho phép bình luận hay không trong các bài viết trên Website của bạn. Lưu Ý: Nếu trước đó bạn cho phép và giờ đóng lại thì sẽ chỉ ảnh hưởng đến các bài viết trong tương lai. Còn các bài viết cũ sẽ không chịu ảnh hưởng bởi tùy chọn này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt/mở bình luận trong khi viết bài.
2. Other comment settings
Phần Discussion Settings này sẽ giúp bạn tùy chọn về cách hiển thị bình luận. Chúng ta sẽ có 6 tùy chọn như hình bên dưới.
- Yêu cầu người dùng điền Email khi bình luận trên Website của bạn.
- Bắt buộc đăng ký tài khoản mới có thể bình luận.
- Tùy chọn tự động tắt bình luận sau bao nhiêu ngày.
- Hiển thị hộp chọn trong bình luận cho phép lưu cookie của người bình luận.
- Nếu như trong bình luận có một cuộc thảo luận, bạn muốn hiển thị bao nhiêu lớp trả lời sau đó.
- Cấu hình phân trang khi bài biết của bạn có quá nhiều bình luận. Và bạn muốn hiển thị bình luận Mới Nhất hay Cũ Nhất ở trên cùng.
3. Email me whenever
Thiết lập Discussion Settings cho phần này dễ hiểu lắm. Chúng ta chỉ có 2 tùy chọn như hình bên dưới.
- Check vào nếu bạn muốn nhận được Email khi có ai đó bình luận trên Website của bạn.
- Nếu có một bình luận nào đó chờ bạn xét duyệt trước khi được đăng. Bạn sẽ nhận được Email khi check vào tùy chọn này.
4. Before a comment appears
Tùy chỉnh Discussion Settings và lựa chọn hành động khi có người bình luận trên website của bạn. Chúng ta sẽ có 2 tùy chọn ở phần này.
- Nếu bạn muốn tất cả bình luận đều phải kiểm duyệt mới được đăng thì bạn check vào đây.
- Bình luận sẽ hiển thị nếu người gửi bình luận đã có một bình luận trước đó đã được duyệt.
5. Comment Moderation
Cấu hình Discussion Settings phần này khá quan trọng. Khu vực này sẽ giúp chúng ta kiểm duyệt bình luận dễ dàng hơn và tránh được những thành phần xấu. Bên dưới là hình ảnh cho phần cấu hình này.
WordPress sẽ tự động đưa bình luận vào trạng thái chờ kiểm duyệt nếu bình luận đó chứa từ khóa, liên kết, email hoặc địa chỉ IP có trong danh sách bạn đã thiết lập.
Ví dụ bạn nhập vào danh sách bao gồm các từ: con bò, gà … Thì trong bất kỳ bình luận nào có chứa từ đó sẽ không được đăng mà sẽ vào Kiểm Duyệt.
6. Comment Blocklist
Cấu hình phần này sẽ giúp bạn chặn những từ Cấm. Bất kỳ bình luận nào có chứa từ này sẽ được liệt kê thẳng là Spam.
Phần cấu hình Discussion Settings này nghiêm ngặt hơn phần trên. Phần trên chỉ vào kiểm duyệt và bạn sẽ nhận được thông báo. Còn phần này vào thẳng Spam nên bạn sẽ không nhận được thông báo.
Kinh nghiệm của mình thì phần này chúng ta sẽ liệt kê danh sách những từ chửi bậy, văng tục …
7. Avatars
Cấu hình hiển thị ảnh đại diện của người gửi bình luận trên website của bạn. Chúng ta sẽ có 3 phần cấu hình cho phần này.
Chọn nếu bạn muốn hiển thị ảnh đại diện của người bình luận.
Tùy chọn thể loại Avatar hiển thị của người bình luận. Bạn chọn G để phổ thông nhất, các tùy chọn còn lại dành cho các website có nội dung người lớn.
Tùy chọn ảnh đại diện mặc định khi người dùng bình luận trên website của bạn.
Có điều gì cần lưu ý trong Discussion Settings không ?
Bên trên mình đã hướng dẫn toàn bộ các thiết lập Bình Luận trong website WordPress. Tất cả các phần cấu hình mình đã hướng dẫn chi tiết nhất có thể. Mình nghĩ rằng nếu bạn chịu khó đọc kỹ và thực hành, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được.
Trong đó, có lẽ bạn nên chú tâm vào phần Comment Moderation và Comment Blocklist. Đây là 2 phần mình thấy rất hay để WordPress tự động lọc những bình luận không nên có trong Website của chúng ta.
Tùy vào bạn làm website là blog hay bán hàng hay dịch vụ sẽ có thiết lập khác. Nhưng chắc chắn sẽ có chung 1 ý tưởng đó là loại bỏ những bình luận văng tục, chửi bậy. Vậy bạn hãy thêm vào phần này những từ, cụm từ không đẹp. Để hệ thống tự động lọc nó ra.
Thế Thôi
Discussion Settings giúp chúng ta quản lý khu vực bình luận dễ dàng hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khi thực hiện chức năng này. Bạn hãy để lại bình luận bên dưới nha. Mình sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Trong bài tiếp theo của serie Cài Đặt WordPress chúng ta sẽ tìm hiểu và cấu hình cho phần Media Settings.
Bài viết liên quan:
Làm sao để tạo ra phần bình luận như thế này nhỉ
Dùng Plugin wpDiscuz nhé bạn.