CDN Là Gì ? Tại sao bạn cần CDN cho website của mình ?
CDN Là Gì ? Tại sao bạn cần CDN cho website của mình ?

CDN Là Gì ? Tại sao bạn cần CDN cho website của mình ?

Đây là bài số 9 trong 12 bài tại series Tăng Tốc WordPress

CDN Là Gì ? Khi làm việc với website, chắc chắn các bạn sẽ được tiếp cận với thuật ngữ CDN. Trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ có những suy nghĩ về việc sử dụng CDN cho website của mình.

Để hiểu rõ về CDN là gì, CDN hoạt động như thế nào và khi nào chúng ta cần sử dụng CDN … Trong bài viết này, Lại Văn Đức Blog sẽ giúp bạn hiểu về CDN cũng như lựa chọn các đơn vị cung cấp CDN tốt nhất hiện nay.

CDN Là Gì ?

CDN là viết tắt của cụm từ Content Delivery Networks (mạng phân phân phối nội dung). CDN là hệ thống máy chủ toàn cầu lưu trữ các bản sao của những nội dung tĩnh bên trong website. Tuỳ vào từng nhà cung cấp sẽ có các hệ thống máy chủ trên toàn cầu hoặc trong khu vực do khách hàng lựa chọn.

Khi người dùng truy cập vào website, hệ thống CDN sẽ cung cấp dữ liệu website từ điểm truy cập PoP (Points of Presence) gần nhất để gửi cho người dùng. Từ đó, người dùng sẽ truy cập vào website được nhanh hơn.

CDN Là Gì ? Tại sao bạn cần CDN cho website của mình ?
CDN Là Gì ? Tại sao bạn cần CDN cho website của mình ?

Lưu Ý: CDN chỉ phân phối nội dung tĩnh được lưu như bộ nhớ cache của website. CDN không phải Hosting hay Server và không thể thay thế Hosting hay Server. Bạn vẫn cần lưu trữ website của mình tại một Hosting hoặc Server nào đó.

CDN hoạt động như thế nào ?

Ví dụ Website của bạn sử dụng hosting tại nhà cung cấp Azdigi và máy chủ của Azdigi đặt tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi người dùng tại Việt Nam truy cập vào website của bạn thì trình duyệt của khách sẽ tải xuống trang web của bạn tại nơi đặt máy chủ tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nếu người dùng ở nước Mỹ truy cập vào website của bạn. Trình duyệt cũng sẽ tải xuống trang web của bạn tại nơi đặt máy chủ là Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trong trường hợp có quá nhiều lưu lượng truy cập cùng lúc, gói Hosting của bạn không thể phân phát kịp nội dung website. Khi đó website hoặc gói Host của bạn sẽ bị quá tải và có thể không truy cập được nữa.

Đây là lúc CDN phát huy tác dụng. CDN là một mạng lưới các máy chủ được trải rộng khắp thế giới (tuỳ thuộc vào nhà cung cấp). Khi bạn sử dụng CDN, nội dung tĩnh của website được lưu vào bộ nhớ đệm và lưu trữ trên tất cả các máy chủ trên khắp thế giới.

Khi người dùng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới truy cập vào website của bạn. Hệ thống CDN sẽ định vị vị trí người dùng và chuyển hướng họ đến máy chủ gần nhất.

Ví dụ bạn thuê hosting tại Việt Nam và bạn sử dụng CDN. Khi đó người dùng tại Việt Nam sẽ nhận được dữ liệu CDN từ máy chủ CDN tại Việt Nam. Người dùng tại Mỹ sẽ nhận được dữ liệu website có máy chủ CDN tại Mỹ.

Infographic CDN hoạt động như thế nào ?

Để các bạn có thể dễ dàng hình dung về CDN là gì và CDN hoạt động như thế nào. Bên dưới là Infographic mô tả cho hoạt động CDN khi áp dụng vào thực tế.

Infographic CDN hoạt động như thế nào ?
Infographic CDN hoạt động như thế nào ?

Các bạn có thể thấy rằng CDN sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức. Phân bổ nội dung đến người dùng từ máy chủ CDN gần nhất.

Như vậy chúng ta có thể biết được CDN thực sự mang lại lợi ích cho website. Điều này giúp website của chúng ta truyền tải nội dung, hình ảnh, video đến người dùng nhanh hơn. Việc tăng tốc wordpress được đảm bảo và từ đó bạn có thể dễ dàng phát triển website của mình hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng CDN bạn có thể dễ dàng nhận được những ưu điểm sau:

Giảm băng thông: Hiện tại hầu hết các dịch vụ Hosting hay VPS đều không giới hạn băng thông. Nhưng nếu bạn sử dụng các dịch vụ có giới hạn băng thông thì DNS sẽ hỗ trợ rất lớn.

Tăng tốc độ: Nếu bạn sử dụng CDN, người dùng sẽ nhận được các nội dung tĩnh được cache trước đó với tốc độ rất nhanh. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tốc độ tải trang của mình khi đến với người dùng.

Cải thiện bảo mật: Khi bạn sử dụng CDN, hệ thống CDN liên tục làm mới TLS/SSL certificates,tạo ra độ chứng thực và mã hóa cao hơn. Chúng cũng đồng thời phân tán traffic khỏi server chính sang proxies.

Cải thiện việc phân phối nội dung: Khi website của bạn có lượng truy cập lớn. Việc phân tán nội dung trong hệ thống content delivery network, bạn sẽ ít phải gánh traffic hơn.

Khi nào nên sử dụng CDN cho website của bạn ?

Chúng ta đã hiểu CDN là gì và cách CDN hoạt động cụ thể cùng với nhũng ưu điểm của CDN. Vậy ai nên dùng CDN sẽ mang lại hiệu quả nhất ?

Chắc hẳn chúng ta đều muốn website của mình có được tốc độ truy cập nhanh nhất ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên không phải website nào cũng cần đầu tư CDN khi chưa thực sự cần thiết.

Xem thêm: Plugin Cache WordPress tốt nhất hiện nay

Nếu website của bạn chỉ là Blog cá nhân, website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, bán hàng … với lượng truy cập nhỏ. Bạn sử dụng Hosting tại Việt Nam và người dùng truy cập vào Blog/Website của bạn phần lớn là người Việt Nam. Lúc này bạn hãy cân nhắc lựa chọn gói Hosting hoặc sử dụng VPS phù hợp mà không cần sử dụng CDN để tránh lãng phí không cần thiết.

Các trường hợp bên dưới thì bạn nên sử dụng CDN cho website của mình.

Website bán hàng xuyên quốc gia: Thông thường các website sử dụng WordPress WooCommerce sẽ nặng hơn website tin tức. Khi bạn có lượng khách hàng thường xuyên ở khắp các quốc gia trên thế giới thì bạn nên sử dụng CDN để có được tốc độ tải trang nhanh nhất.

Website Blog, tin tức lớn: Khi bạn nhận thấy lượng truy cập vào website của mình có mặt ở khắp nơi trên thế giới với số lượng lớn. Bạn nên cân nhắc sử dụng CDN để việc phân phối nội dung tốt hơn đến người dùng.

Game – Giải trí – Truyền thông: Ngành công nghiệp giải trí và truyền thông đang phát triển rất nhanh. Nếu hệ thống website của bạn gánh rất nhiều tài nguyên multimedia thì việc sử dụng CDN là điều vô cùng cần thiết.

Các dịch vụ CDN tốt nhất hiện nay

Có rất nhiều nhà cung cấp CDN độc lập tại Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, cũng có những đơn vị kinh doanh Hosting, VPS cung cấp thêm các dịch vụ CDN. Tuy nhiên để lựa chọn thì Lại Văn Đức Blog khuyên các bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp CDN độc lập, nghĩa là họ chỉ cung cấp dịch vụ CDN thôi và không bao gồm các dịch vụ nào khác.

Các dịch vụ CDN Việt Nam nên trải nghiệm

VIETNAM CDN (https://vietnamcdn.com/) – Vietnam CDN có hơn 200 POPs quốc tế thuộc 113 thành phố trên 43 quốc gia và 11 POPs trong nước. Chi phí tại Vietnam CDN cũng khá rẻ để bạn có thể trải nghiệm.

VNCDN (https://vncdn.vn/) – VNCDN có có mặt ở 32 quốc gia trên thế giới, là nhà cung cấp CDN ấn tượng tại Việt Nam luôn áp dụng những công nghệ tốt nhất cho dịch vụ của mình.

BIZFLY CLOUD (https://bizflycloud.vn/) – Là một sản phẩn đến từ VCCorp. Dịch vụ CDN tại đây chỉ có máy chủ tại Việt Nam và luôn có những khuyến mãi dành cho người dùng mới. Bạn có thể trải nghiệm trước để so sánh việc không dùng CDN và có dùng CDN.

Thực lòng mà nói thì việc sử dụng CDN thì chúng ta nên sử dụng các dịch vụ CDN nước ngoài. Vì thực tế nhu cầu của chúng ta là giúp người dùng trên khắp thế giới truy cập vào website của mình luôn nhanh chóng nhất. Các dịch vụ CDN quốc tế luôn đảm bảo được điều này với công nghệ và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các dịch vụ CDN trong nước.

Các dịch vụ CDN nước ngoài tốt nhất hiện nay

Cloudflare: Một cái tên không quá xa lạ vì đây là nhà cung cấp CDN đa ứng dụng lớn nhất thế giới. Có thể sử dụng cho rất cả các thể loại website. Gói miễn phí sử dụng cũng rất tốt dành cho các website cơ bản.

MaxCDN: Nhà cung cấp dịch vụ CDN tốt nhất thế giới. Máy chủ của CDN được đặt tại nhiều thành phố khác nhau của Mỹ và Châu Âu cùng các địa điểm khác như Singapore, Sydney, Hongkong, Israel, Sao Paulo,.. Giúp bạn có thể lựa kiểm soát các lựa chọn cache khác nhau cho website của bạn.

KeyCDN: KeyCDN là một giải pháp CDN khác nổi tiếng vì nền tảng công nghệ cao và sự tối ưu hóa mà nó mang lại bên cạnh các dịch vụ CDN cơ bản. Bạn có thể sử dụng miễn phí 30 ngày đầu tiên.

Rackspace: Với thời gian hoạt động được Rackspace cam kết lên tới 99%, bạn có thể yên tâm rằng các file của bạn luôn ở trạng thái sẵn sàng cho người dùng với việc sử dụng 3 storage khhác nhau cùng hệ thống điện dự phòng.

CacheFly: Được tin tưởng bởi các thương hiệu lớn như Microsoft, Twit, Toyota, LG, Adobe and Ars Technica, Cachefly là dịch vụ CDN nhanh và bảo mật cao nhất cho WordPress. Với hơn 40 cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới, Cachefly đủ khả năng truyền tải các nội dung website của bạn theo cách nhanh và hiệu quả nhất.

Incapsula: Dịch vụ CDN cung cấp miễn phí cho blog cá nhân và các website đơn giản. Trong trường hợp cần tăng bảo mật, bạn buộc phải đăng ký gói premium packages.

CDN77: Giao diện và cách sử dụng của CDN77 rất thân thiện với người dùng. Bạn có thể dễ dàng bắt đầu cài đặt và quản lý giao diện điều khiển từ bất cứ nơi nào bạn muốn. Với 27 cơ sở dữ liệu đặt tại 23 quốc gia khác nhau, CDN77 tốc độ truy cập nhanh nhất trong thời gian có thể cho trang web của bạn.

Xem thêm: Hosting hay VPS | Đánh giá nhu cầu để lựa chọn hợp lý

Thế Thôi

CDN là gì ? CDN hoạt động như thế nào ? Những website nào nên sử dụng CDN và dịch vụ CDN nào tốt nhất …. Tất cả các câu hỏi liên quan đến CDN đã được Lại Văn Đức Blog trả lời bên trên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về dịch vụ CDN cũng như đưa ra lựa chọn tốt nhất cho wesbite của mình.

Xem Bài Tiếp Theo Trong Series << Tự Động Dọn Rác WordPress giúp website sạch sẽ hơnSử dụng jQuery Google thay thế jQuery mặc định của WordPress >>
Mình là một Freelancer toàn thời gian. Mình làm việc tại nhà với các dịch vụ web, đồ họa, hosting, server và MMO. Hãy theo dõi mình trên Facebook để cập nhập những tin tức, kiến thức tại Blog nhanh nhất nhé.