Information Architect (IA) – Cấu trúc thông tin UX Design

Information Architect là một thuật ngữ UX Design quan trọng chúng ta cần biết để triển khai UX. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nói về thuật ngữ Information Architect – Cấu Trúc Thông Tin. Bản thân mình sẽ chỉ nói một cách đơn giản nhất để các bạn mới tìm hiểu có thể lãnh hội được các thuật ngữ này.

Information Architect (IA) là gì ?

Information Architect còn được viết tắt là IA. Nói một cách đơn giản theo tiếng Việt là Cấu Trúc Thông Tin. Đây là một thuật ngữ UX Design rất rộng nhưng tập trung vào chính các thông tin được bố trí trên một website/ứng dụng đó.

Information Architect (IA) - Cấu trúc thông tin trong UX Design
Information Architect (IA) – Cấu trúc thông tin UX Design

Bạn có thể hiểu đơn giản như khi truy cập vào một website bán hàng và bạn đã chọn lựa được các mặt hàng cần mua. Sau đó bạn sẽ tìm đến nút thanh toán. Nhưng nếu bạn loay hoay tìm mà không thấy nút thanh toán ở đâu. Điều này chứng tỏ website đó đã bố trí cấu trúc thông tin không tốt sẽ dẫn đến việc khách hàng đó bỏ đi.

Việc bố trí, hiển thị các chức năng cần thiết để người dùng sử dụng Website/ứng dụng một cách dễ dàng nhất sẽ mang lại rất nhiều yếu tốt tuyệt vời. Bên cạnh các chức năng cần thiết được hiển thị thì các UX Designer cần phải bố trí các chức năng đúng lúc, đúng nơi và đúng cách. Không phải lúc nào cũng hiển thị và không phải chỗ nào cũng hiển thị các tính năng không cần thiết.

Nghiên cứu Information Architect như thế nào ?

Đây là một vấn đề luôn làm khó các UX Designer. Nếu như chúng ta thường sử dụng các giao diện có sẵn cho các nền tảng CMS như WordPress để thiết kế Website cho khách hàng thì trên các giao diện đó đã được tính hợp sẵn hầu hết các tính năng cần thiết. Nhưng không phải tính năng nào cũng cần sử dụng.

Ví dụ như trước đây, Blog Lại Văn Đức có gửi tặng 500 phần quà là theme và plugin tại MyThemeShop. Trong đó, các giao diện tại MyThemeShop đều được tích hợp các tính năng cần thiết để bạn nhanh chóng cấu hình một website/blog của bạn. Bên cạnh đó có một số theme dạng tin tức rất đẹp mà bạn chỉ cần một số tính năng trên theme đó thôi. Vậy, bạn sẽ phải bỏ đi các tính năng không cần thiết. Lúc đó, bạn sẽ phải suy nghĩ, làm như thế nào? nên bỏ cái gì và giữ lại cái gì? ….. Đây là lúc mà bạn nghiên cứu, trong lúc này bạn đang làm việc của một UX Designer.

Cũng tương tự như ví dụ bên trên. Khi một nhóm thiết kế nhận được một dự án thiết kế website. Bố cục giao diện sẽ được vẽ ra đầu tiên, tiếp theo đó, các UX Designer sẽ nghiên cứu các chức năng cần thiết trên website đó. Nếu là website cho doanh nghiệp thì phải đảm bảo một số yếu tố ví dụ như:

  • Thông tin doanh nghiệp phải rõ ràng và hiển thị ở nơi mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy.
  • Các dịch vụ phải liền kề với các thông tin doanh nghiệp.
  • Phần liên hệ phải đi kèm với các yếu tố kích thích người dùng.
  • Phần đối tác phải rõ ràng và chi tiết
  • ………

Đối với các website bán hàng hoặc dịch vụ:

  • Yếu tố quan trọng nhất là màu sắc phải phù hợp với mặt hàng đang bày bán.
  • Thông tin sản phẩm phải chi tiết và rõ ràng
  • Các yếu tố mạng xã hội sẽ làm tăng khả năng bán hàng
  • Chức năng so sánh sản phẩm là phải có.
  • Chức năng đặt hàng phải thoải mái.
  • Các chức năng thanh toán phải dễ sử dụng.
  • ……………

Ở đây mình không thể trình bày tất cả các yếu tố cần thiết của một website. Nhưng các bạn hãy nghĩ đơn giản, nếu bạn truy cập vào một website thì bạn cần website đó phải có chức năng gì cần thiết để kích thích bạn sử dụng và quay trở lại website đó. Các suy nghĩ của bạn cũng chính là những gì mà UX Designer cần phải tìm hiểu và nghiên cứu để bố trí và sắp xếp thông tin cho một website.

Quy trình nghiên cứu Information Architect sẽ không dừng lại cho đến khi các chức năng của một website được hoàn tấy. Nếu như các UX Designer dừng việc nghiên cứu quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến các bước tiếp theo. Cụ thể hơn, từ khi giao diện bố cụ website được vẽ ra thì công việc nghiên cứu AI được bắt đầu và công việc nghiên cứu này chỉ kết thúc khi dự án kết thúc. Bạn hãy tưởng tượng nếu như các nhà thiết kế UX dừng công việc nghiên cứu quá sớm mà đi sang các phần khác như Thử Nghiệm Người Dùng. Nếu như phần này cần thay đổi các chức năng mà không được nghiên cứu kỹ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của toàn dự án.

Cấu Trúc Thông Tin là công việc cực kỳ quan trọng mà bất cứ ai muốn trở thành một UX Designer đều phải trải qua và cần phải nắm vững rất nhiều kiến thức từ kiến thức thiết kế đến cách sử dụng và phán đoán cách mà người dùng sử dụng website/ứng dụng đó. Các nhà thiết kế UX phải tự tạo ra các tình huống giả để sắp xếp các chức năng, thông tin một cách hợp lý để người dùng không nhàm chán bởi các chức năng lặp lại quá nhiều. Điều quan trọng là đừng bao giờ để người dùng nhìn thấy các chức năng không cần thiết, các thông tin thừa và tệ hơn nữa là các trang báo lỗi.

Thế Thôi

Chúng ta sẽ dừng lại tại đây sau một hồi dẫn các bạn di lòng vòng với các thông tin về Information Architect. Quả thật, để trở thành một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng không hề dễ dàng chút nào. Nhưng nếu các bạn nhìn vấn đề một cách đơn giản thì công việc này không có gì khó khăn hết. Hãy luôn luôn đặt bản thân mình vào cảm giác của khách hàng. Lúc đó các bạn sẽ thấu hiểu khách hàng hơn, các bạn sẽ biết họ cần cái gì và không cần cái gì.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận