Kinh nghiệm mua hosting từ A đến Z. Bài viết giúp bạn tự tìm hiểu nhu cầu của mình và đọc các thông số trên Hosting. Bài viết này giúp các bạn mới tìm hiểu làm Website sẽ tránh được những sai lầm không đáng có.
Host – Web Hosting được gọi chung là Hosting, là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail…, bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.
Hiểu theo một cách đơn giản thì nếu website là một ngôi nhà, tên miền (domain) là địa chỉ ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà đó được xây dựng lên.
Kinh nghiệm mua hosting từ A đến Z dành cho người mới
Nếu bạn là người mới tìm hiểu về Website. Chắc chắn bạn sẽ bỡ ngỡ vì quá nhiều thứ cần phải biết. Thông thường người mới tìm hiểu sẽ chỉ nghĩ rằng làm website là đủ. Các bạn mới không hiểu về tên miền và hosting là gì ?
Khi bạn học làm website hoặc thuê ai đó thiết kế website. Bạn sẽ cần quan tâm đến 3 thứ đó là: Website, Tên Miền và hosting. Bài viết này mình sẽ nói về hosting cũng như các thông số trên hosting. Cuối cùng, mình sẽ giúp bạn tính ước lượng được lên sử dụng hosting nào cho hợp lý nhất.
Domain Hosting rất quan trọng trong việc phát triển Blog/Website của bạn. Chính vì vậy, bạn cần chú ý thật kỹ để tránh sai lầm mà mất tiền nhưng không sử dụng được.
Các thông số trên hosting cần biết
Khi bạn tìm hiểu để mua hosting ở bất kỳ nhà cung cấp nào. Bạn sẽ cần phải quan tâm đến thông số của gói hosting đó. Chính thông số này sẽ quyết định mức chi phí bạn cần thanh toán khi đặt mua.
Kinh nghiệm mua hosting đầu tiên, bạn cần hiểu về các thông số này. Các thông số của Hosting bạn có thể hiểu đây là thuật ngữ thường gọi của Hosting. Nhà cung cấp nào cũng đều sử dụng các thuật ngữ này để mô tả cho thông số của các gói hosting họ cung cấp. Như hình bên dưới là ví dụ cho 1 gói hosting.
Đây là những thông số cơ bản bạn cần phải biết trước khi xuống tiền mua hosting. Như hình bên trên chúng ta có gói hosting với giá 95.000vnđ/tháng. Bên dưới là giải thích cho từng thông số.
Dung lượng SSD
Đây là dung lượng lưu trữ của gói hosting bạn sẽ mua. Dung lượng này quyết định việc bạn có thể lưu trữ bao nhiêu trên gói host này. Với 6Gb sẽ bao gồm bộ code web, database cùng tất cả tập tin, hình ảnh, video, file nhạc … của bạn khi up lên hosting.
Hiện tại theo mình để ý thì hầu hết các nhà cung cấp Hosting đều sử dụng ổ cứng SSD. Nhưng khi mua host ở bất kỳ đâu, bạn cũng nên để ý vấn đề này. Không nên mua host sử dụng ổ cứng HHD vì tốc độ sử lý của HHD chắc chắn thua kém SSD rất nhiều.
Băng thông (Bandwidth)
Băng thông hay còn gọi là Bandwidth. Đây là thông số dung lượng tối đa mà lượt truy cập người dùng có thể vào website. Theo thống kê cứ một khách hàng vào website thì bạn sẽ tốn khoảng 2MB băng thông. Hiểu đơn giản như bạn up một tấm hình có dung lượng 10MB lên website, khi khách truy cập vào và nhìn thấy tấm hình đó thì hosting của bạn mất 10MB băng thông.
Kinh nghiệm mua hosting là bạn hãy mua hositng có băng thông không giới hạn như hình bên trên. Vì nhiều khi chúng ta up video hoặc file nhạc lên chính website của chúng ta. Ví dụ file video đó có dung lượng 300MB. Vậy thì khi người dùng xem hết Video đó, bạn sẽ mất ít nhất 300MB băng thông.
Addon Domain
Thông thường bạn mua hosting sẽ dùng cho 1 tên miền và 1 website. Nhưng ví dụ gói hosting bên trên có đến 3 Addon Domain. Như vậy có nghĩa là nếu mình thuê gói host này, mình sẽ sử dụng được cho 3 tên miền với 3 website khác nhau.
Việc sử dụng 1 host cho nhiều domain cũng có điểm tốt và điểm xấu. Ví dụ, điểm tốt là chúng ta tiết kiệm được tiền mua hosting khi muốn sử dụng nhiều website. Điểm xấu là nếu như có 1 website bị hack thì nguy cơ cả 3 website trong cùng 1 hosting đều bị dính mã độc. Chính vì vậy, kinh nghiệm mua hosting ở đây là nên dùng gói hosting hợp lý cho 1 website duy nhất.
Tài khoản Email
Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều cho chúng ta sử dụng Email Hosting. Ví dụ bạn có tên miền laivanduc.vn và bạn mua hosting có chức năng này. Bạn có thể tạo ra email cho tên miền là lienhe@laivanduc.vn.
Như hình bên trên, gói host này không giới hạn email. Vậy bạn có thể tạo ra hàng trăm email theo tên miền của bạn. Nhà cung cấp hosting sẽ có một trang riêng để bạn quản lý email, nhận và gửi email chứ không phải bạn sử dụng như Gmail đâu nhé.
Bản thân mình thực sự chẳng bao giờ sử dụng email theo hosting. Mình cũng không biết tại sao mình không thích nữa. Kinh nghiệm mua hosting với vấn đề này nhờ bạn nào đó sử dụng rồi để lại bình luận đánh giá giúp mình nha.
MySQL Databases
Databases là linh hồn của website. Thông số bên trên cho thấy mình có thể tạo ra không giới hạn Database trên gói hosting này. Thông thường 1 website chỉ cần 1 Database mà thôi.
Kinh nghiệm mua hosting với vấn đề này. Bạn hãy mua hosting ở nhà cung cấp nào mà cho tạo càng nhiều Database càng tốt. Vì biết đâu đó, tuy rằng bạn chỉ sử dụng 1 website cho 1 hosting thôi nhưng bạn lại muốn tạo nhiều sub-domain hơn thì sao. Và mỗi sub-domain đều cần có 1 database để chạy mà.
Alias / Parked-domain
Alias (es) còn có tên gọi khác là Parked domain. Hiểu đơn giản, Alias/Parked domain được xem là “bí danh” của Domain chính. Chức năng này giúp cho chúng ta cấu hình nhiều tên miền chạy chung 1 website. Thực tế nói như vậy chưa đúng lắm vì chỉ có 1 website chính, còn các tên miền khác sẽ lấy nội dung của website chính để hiển thị.
Ví dụ: Bạn có tên miền laivanduc.com, laivanduc.net và laivanduc.vn. Bạn làm 1 website cho tên miền laivanduc.vn xong rồi. Còn 2 tên miền kia chẳng biết làm gì nữa. Nhưng bạn muốn khi người dùng truy cập vào 2 tên miền laivanduc.com và .net đều chạy nội dung của website .vn thì bạn sẽ sử dụng chức năng này.
Kinh nghiệm mua hosting ở đây là bạn không cần quan tâm đến vấn đề này lắm. Mình khuyên các bạn không nên sử dụng chức năng này. Tên miền đã mua cứ để đó, nếu có thời gian làm website sau chứ đừng cho chạy chung 1 web.
Sub-domain
Sub-domain còn được gọi là tên miền phụ. Tên miền phụ này bạn có thể tạo ra 1 websie, diễn đàn khác với tên miền chính. Như gói host bên trên, nhà cung cấp cho mình không giới hạn sub-domain và mình có thể tạo ra bao nhiêu cũng được.
Ví dụ mình có tên miền laivanduc.vn, mình có thể tạo ra các website, diễn đàn khác như forum.laivanduc.vn, download.laivanduc.vn, tintuc.laivanduc.vn …
Kinh nghiệm mua hosting với các thông số khác
Ngoài các thông số chính bên trên, các bạn cũng nên quan tâm đến các thông số khác. Bởi vì 1 gói hosting tuy rằng giá không cao nhưng đã mua là phải phục vụ được cho nhu cầu của mình. Bên dưới là một số thông số khác bạn cần biết.
Ram và CPU: Cái này chúng ta không tự đo trên host được nhưng cứ chú ý đến nó.
Inode: Là số lượng file được phép upload lên host. Nhiều nhà cung cấp chỉ cho 250.000 file hoặc 300.000 file. Bạn hãy chọn host không giới hạn ở thông số này.
FTP Accounts: số lượng tài khoản FTP mà bạn đã tạo trên tổng số tài khoản FTP khả dụng của host.
Control Panel: Là trình quản lý hosting, nếu bạn là người mới sử dụng, hãy chọn host dùng Cpanel cho dễ quản lý. Ngoài ra còn có các trình quản lý khác như: Plesk, DirectAdmin …
SSL Let’s Encrypt: Khi hosting cung cấp chức năng này. Bạn có thể tạo SSL miễn phí cho website của mình dễ dàng hơn.
Backup: Dữ liệu rất quan trọng, bạn hãy chắc chắn nhà cung cấp host của bạn có backup hosting của bạn ít nhất 1 tuần 1 lần. Và nếu được, hãy lựa chọn nhà cung cấp backup 1 ngày 1 lần.
Hosting Windows hay Hosting Linux
Vấn đề tiếp theo trong kinh nghiệm mua hosting bạn cần phải quan tâm. Nhiều bạn mới tìm hiểu sẽ không thực sự biết nên sử dụng Hosting Windows hay Hosting Linux. Nhiều khi mua nhầm mà nếu như nhà cung cấp đó khó khăn sẽ chẳng trả lại hoặc đổi được.
Hosting Windows là gì ?
Hosting Windows giúp bạn chạy các website, hệ thống hoặc ứng dụng web được code trên nền tảng mã nguồn ASP.NET
Hosting Windows là một dịch vụ lưu trữ website trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Window Server. Các gói hosting này thông thường sẽ được cài đặt các ứng dụng mã nguồn lập trình cho ASP hoặc ASP.NET (.NET 4.6.1, MVC 1-2-3-4-5, NETCORE 1.x, 2.x) cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu MSSQL
Hosting Windows cũng có Control Panel để bạn dễ dàng sử dụng. Tùy vào nhà cung cấp sẽ có Control Panel khác nhau nhưng mình thường thấy sử dụng nhiều nhất là Plesk.
Bản thân mình không làm web bằng ASP nên không rành về thể loại host này lắm. Thông tin này mình tìm trên mạng đấy.
Hosting Linux là gì ?
Đây là thứ mình cần và mình tin chắc rằng bạn cũng sẽ cần. Hosting Linux phù hợp để lưu trữ và chạy các website, hệ thống hoặc ứng dụng web PHP/MySQL. Ngoài ra các gói Hosting Linux thường hỗ trợ tối đa các mã nguồn mở thông dụng hiện nay.
Ví dụ đơn giản: Nếu bạn làm web bằng wordpress, joomla, diễn đàn xenforo hoặc bạn code web bằng PHP … thì đều sử dụng Hosting Linux.
Kinh nghiệm mua hosting phù hợp với nhu cầu
Thật khó để biết được mình cần hosting với dung lượng bao nhiêu, băng thông bao nhiêu … là đủ. Các bạn mới tìm hiểu thường sẽ mắc ở đoạn này. Còn nhà cung cấp thì cố gằng bán cho bạn gói host cao hơn để thu được nhiều tiền hơn.
Chính vì vậy, bạn cần phải tự đánh giá được nhu cầu của mình để tránh trường hợp mua phải gói host lớn. Từ đó dẫn đến việc tốn tiền mà không sử dụng hết tài nguyên của host.
Kinh nghiệm mua hosting của mình là hãy lựa chọn gói nhỏ nhất trước. Sử dụng một thời gian nếu thấy không ổn thì nâng cấp lên gói cao hơn. Đừng dại đầu tư ngay gói cao nếu bạn không thực sự hiểu mình cần bao nhiêu cho đủ.
Bạn đang làm blog cá nhân
Hãy lựa chọ gói hosting có dung lượng lưu trữ từ 1 đến 3GB là quá đủ. Vì blog của bạn thực sự chẳng có nhiều bài viết, hình ảnh đâu. Nên bạn hãy mua gói host nhỏ nhỏ thôi để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, nếu blog của bạn mới tạo thì bạn cứ gói nhỏ nhất mà mua. Ví dụ tầm 1GB là thoải mái lưu trữ và cho tốc độ nhanh rồi. Vì Blog cá nhân thì chúng ta sẽ làm đơn giản, không quá nhiều chức năng thừa thãi, ít hiệu ứng. Như vậy sẽ không tốn quá nhiều tài nguyên của hosting.
Bạn làm website bán hàng
Bạn nên biết rằng Website bán hàng dù được thiết kế bằng ngôn ngữ gì cũng sẽ nặng hơn Blog rất nhiều. Vì vậy khi sử dụng Host sẽ cần nhiều tài nguyên hơn để sử lý. Kinh nghiệm mua hosting là bạn nên chọn các gói host có từ 5 đến 10GB dung lượng trở lên. Với dung lượng này mình tin thông số hosting cũng sẽ đủ để chạy web bán hàng của bạn.
Vì bạn là người mới tìm hiểu nên sử dụng host sẽ dễ quản lý và sử dụng hơn. Về lâu dài, mình khuyên bạn nên sử dụng VPS cho thoải mái tài nguyên và cho tốc độ tải trang nhanh hơn.
Bạn làm website cho doanh nghiệp
Chúng ta sẽ nói chung về các website công ty, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Các website này thực tế không cần nhiều dung lượng nhưng phải thật đẹp vì là bộ mặt của công ty, thương hiệu.
Tất nhiên, đẹp thì phải nhiều hiệu ứng. Nhiều hiệu ứng thì sẽ nặng. Kinh nghiệm mua hosting ở đây là bạn nên chọn các gói host tầm trung trở lên. Ít nhất cũng từ 3GB dung lượng trở lên để có tốc độ load nhanh nhất.
Kinh nghiệm mua hosting uy tín
Có rất nhiều nhà cung cấp hosting từ trong nước đến quốc tế. Các nhà cung cấp hiện tại với giá host thông thường sẽ không cao. Họ đua nhau cạnh tranh cùng các chương trình khuyến mãi rất nhiều.
Bản thân mình quen khá nhiều anh em cung cấp dịch vụ hosting nên mình sẽ không đưa ra gợi ý cho vấn đề này. Bạn có thể tự mình tìm hiểu cách để tìm nhà cung cấp hosting tốt trong bài viết này.
Xem thêm: Hosting Việt Nam & Hosting Quốc Tế | Nên dùng ở đâu ?
Thế Thôi
Bài viết này mình muốn gửi đến các bạn mới tìm hiểu về web và hosting. Giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các thông số của một gói hosting bình thường. Khi đã hiểu được các thông số này. Dù bạn có chọn nhà cung cấp nào với mức giá nào thì cốt yếu chúng ta cần vẫn là sự HỖ TRỢ. Chính vì vậy, bạn hãy xem bài viết bên trên mình gợi ý. Hãy xem sét ý kiến từ cộng đồng trước khi mua ở đâu đó.
Kinh nghiệm mua hosting với những thông tin cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Nếu bạn thấy bài viết này có thiếu sót, vui lòng cho mình biết để mình bổ sung. Chúc các bạn luôn có lựa chọn sáng suốt với quyết định của mình.
Bài viết liên quan: